Tháng Một 22, 2025

Đàn tranh có bao nhiêu dây? Thông tin về đàn tranh đầy đủ nhất

Đàn tranh là một nhạc cụ truyền thống, du nhập vào nước ta ở thời Tần. Theo thời gian loại đàn này đã được cải tiến rất nhiều. Vậy, tới nay đàn tranh có bao nhiêu dây? Cấu tạo của đàn như thế nào? Những băn khoăn này sẽ được Creareplenty giải đáp cụ thể ngay sau đây.

1. Nguồn gốc của đàn tranh

Trước khi đi tìm hiểu đàn tranh có bao nhiêu dây thì chúng ta phải nắm được nguồn gốc của loại đàn này. Được biết, đàn tranh hay còn gọi là đàn thập lục có nguồn gốc ở Trung Quốc. Tới thời Tần Trịnh đã du nhập vào Việt Nam và dần trở thành nhạc cụ dân tộc quan trọng.

Theo sổ sách ghi lại thì rất khó để xác nhận được khoảng thời gian chính xác mà đàn thập lục du nhập vào nước ta.

2. Đàn tranh có bao nhiêu dây

dan tranh co bao nhieu day
Tìm hiểu về đàn tranh có bao nhiêu dây

Khi tìm hiểu về đàn tranh sẽ khiến bạn đau đầu một chút. Bởi vì, có rất nhiều loại đàn tranh với các đặc điểm khác nhau. Mỗi loại đàn sẽ có số dây khác nhau cần bạn phải ghi nhớ.

Thông tin sau đây sẽ giúp bạn biết được đàn tranh có bao nhiêu dây.

2.1. Đàn tranh Việt Nam

Như ở trên chúng tôi đã chia sẻ thì khi du nhập vào Việt Nam đàn tranh đã được cải tiến rất nhiều từ thiết kế tới chất liệu. Hiện nay, các loại đàn tranh phổ biến ở nước ta gồm có:

Đàn tranh loại 16 dây

  • Đàn tranh loại 17 dây
  • Đàn tranh loại 19 dây
  • Đàn tranh loại 21 dây
  • Đàn tranh loại 22 dây

Trong số đó, đàn tranh 16 dây có chiều dài khoảng 110cm cho tới 120cm.

2.2. Đàn tranh Trung Quốc

Theo thông tin mà Creareplenty tìm hiểu được thì đàn tranh của Trung Quốc cũng khá đa dạng. Tuy vậy, 3 loại đàn sau đây là được dùng dùng nhất:

  • Đàn tranh loại 21 dây
  • Đàn tranh loại 23 dây
  • Đàn tranh loại 25 dây

Khác với đàn tranh của Việt Nam, đàn tranh của Trung quốc có kích thước khá lớn. Thông thường, chiều dài của đàn tranh Trung Quốc sẽ rơi vào khoảng 163cm.

3. Cấu tạo và âm sắc của đàn tranh

Nội dung vừa rồi đã giúp bạn biết được đàn tranh có bao nhiêu dây rồi. Vậy, bạn có tò mò về cấu tạo của đàn tranh không?

3.1. Cấu tạo của đàn tranh

Mặc dù số dây khác nhau nhưng về cơ bản các loại đàn tranh đều có cấu tạo giống nhau. Đó là:

Thùng đàn

Cấu tạo của đàn tranh là hình hộp dài. Phần thùng đàn hay còn gọi là thân đàn dài khoảng 100c. Theo đó, phần thùng đàn này sẽ có một đầu lớn và một đầu nhỏ dần.

Thông thường, phần thân đàn sẽ được làm bằng gỗ mun hoặc gỗ trắc. Đầu lớn của đàn có chiều ngang từ 17cm – 20 cm, còn đầu ngang sẽ từ 12cm – 15cm.

Mặt đàn

Khi nhìn vào đàn tranh bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy phần mặt đàn cong vòm lên và không liền một khối với thân đàn. Phần mặt đàn sẽ dày khoảng 5mm và được làm bằng gỗ cây ngô đồng hoặc gỗ thông. Một số quan niệm cho rằng mặt đàn tranh chính là biểu tượng của bầu trời.

Đáy đàn

Đáy đàn tranh là một mặt phẳng để có thể dễ dàng đặt đàn trên đùi đùi khi ngồi xổm hay để trên bàn. Mặt khác, cấu tạo này còn có giúp đảm bảo sự ổn định cho đàn khi chơi.

Điểm đặc biệt của đáy đàn chính là được khoét 3 lỗ. Trong đó, 1 lỗ to ở đầu đàn là để thoát âm, mắc dây đàn. Một lỗ nhỏ để treo đàn khi không sử dụng và lỗ còn lại hình chữ nhất để tiện cho việc di chuyển.

Cầu đàn

Ở đầu to của hộp đàn tranh sẽ có một miếng gỗ nhô cao lên hẳn so với mặt bàn. Phần gỗ này có cấu tạo cong ôm sát theo độ vòm của mặt đàn và được gọi là cầu đàn. Cầu này sẽ được đục số lỗ tương ứng với số dây nhằm cố định dây đàn không bị xô lệch khi gẩy.

Ngựa đàn

Trên mặt đàn tranh sẽ có 32 vật thể nhọn hình chữ A được gọi là ngựa đàn. Công dụng của ngựa đàn là để gác dây và di chuyển dọc theo mặt đàn nhằm căng chỉnh độ cao của mỗi dây đàn.

Ngựa đàn thường được làm bằng gỗ, xương hoặc nhựa, ngà…

Dây đàn

cau tao dan tranh
Dây đàn tranh được làm thép và inox

Ngày xưa, dây đàn tranh được làm bằng tơ. Ngày nay, dây đàn tranh được làm bằng đồng, sắt và inox độ bền cao mà giá cả cũng khá rẻ.

Trục đàn

Trục đàn nằm ở phía đầu nhỏ của đàn với tác dụng căng dây hoặc làm trùng dây để tạo các âm sắc khác nhau.

Móng gảy đàn

Mặc dù không thuộc bộ phận nào cây đàn nhưng nếu không có móng gảy đàn thì người chơi khó có thể chơi được một bản nhạc hoàn hảo. Móng gảy đàn rất mỏng nhưng lại cứng giúp người chơi gảy đàn uyển chuyển mà không tổn thương tới móng tay.

 3.2. Âm sắc của đàn tranh

Đàn tranh mang âm sắc trong trẻo và tươi sáng. Mỗi một bản nhạc đều có nét đặc sắc riêng. Những bản nhạc có giai điệu khỏe mạnh, trầm hùng lại không thích hợp để gả đàn tranh. Thay vào đó những giai điệu vui tươi mang nét hùng tráng hay u buồn sẽ phù hợp nhất.

Đàn tranh có tầng âm rộng 3 quãng 8 tức từ Sol 1 lên Sol 3 hoặc Đô 1 lên Đô 3. Nghệ nhân chơi đàn tranh phải nắm được các đặc điểm này mới có thể lên dây đàn phù hợp.

4. Cách bảo quản dây đàn tranh

Ngoài việc tìm hiểu đàn tranh có bao nhiêu dây thì cách bảo quản đàn cũng không kém phần quan trọng. Đây là thông tin được rất nhiều người quan tâm.

ve sinh dan tranh
Vệ sinh đàn tranh đúng cách giúp tăng tuổi thọ đàn

Như chúng ta đã biết, cấu tạo đàn tranh đa dạng và mỗi một bộ phân được làm từ các nguyên liệu khác nhau. Để đàn có được tuổi thọ cao nhất bạn cần bảo quản và vệ sinh đàn đúng cách.

Khi vệ sinh đàn nên lấy một tấm giấy mềm hay vải lau kính cận đẻ vừa khít với khoảng cách các dây đàn. Sau đó, chà nhẹ nhàng theo dọc dây đàn. Tuyệt đối không lấy khăn ướt lau đàn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về đàn tranh giúp bạn giải đáp đặc thắc mắc đàn tranh có bao nhiêu dây. Mong rằng nguồn thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn!