Tháng mười hai 21, 2024

Nguyên quán là gì? Có phải là quê quán không?

Nguyên quán là khái niệm thường xuất hiện trên các loại giấy tờ tùy thân của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, khi khai thông tin cho cơ quan chức năng, nhiều người vẫn luôn nhầm lẫn nguyên quán với quê quán. Vậy nguyên quán là gì, có điểm gì khác so với quê quán? Hãy cùng createplenty.org giải đáp chi tiết thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.

I. Tìm hiểu nguyên quán là gì?

Nguyên quán dựa vào nguồn gốc, xuất xứ của ông bà nội hoặc ngoại
Nguyên quán là khái niệm dùng để xác định nguồn gốc của một cá nhân, dựa vào những căn cứ như nơi sinh của ông, bà nội (nếu con khai sinh theo họ của bố) hoặc nơi sinh của ông, bà ngoại (nếu con khai sinh theo họ của mẹ).
Theo đó, bộ Công an sẽ sử dụng thông tin nguyên quán trong các loại giấy tờ cá nhân về cư trú của công nhân như sổ hộ khẩu, chứng minh thư, bản khai nhân khẩu… Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2021, khái niệm nguyên quán không còn được nhắc đến nữa do Sổ hộ khẩu không còn được cấp mới nữa.
Trên thực tế, khái niệm nguyên quán chưa được định nghĩa một cách chính xác trong bất kỳ văn bản pháp luật nào nên có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nhưng nhìn chung, nguyên quán thường được hiểu là nơi sinh của ông bà hoặc nguồn gốc của bố mẹ.

II. Các phân biệt nguyên quán, quê quán, nơi sinh

Thông thường, khi khai thông tin cá nhân trong các loại giấy tờ nhiều người vẫn luôn nhầm lẫn nguyên quán với quê quán, nơi sinh. Vì thế, để hiểu chính xác nguyên quán là gì, chúng ta sẽ cùng phân biệt 3 khái niệm cơ bản này.

1. Phân biệt nguyên quán và quê quán

Quê quán được xác định theo nguồn gốc, xuất xứ của bố hoặc mẹ
  • Nguyên quán chính là quê gốc, được dựa vào thông tin nguồn gốc của ông bà nội hoặc ngoại. Nếu không xác định được thì sẽ dựa vào xuất xứ, nguồn gốc của bố hoặc mẹ. Thông tin nguyên quán phải ghi cụ thể địa danh cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Với những trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi thì phải ghi theo địa danh hành chính ở thời điểm hiện tại.
  • Quê quán được xác định theo quê quán của bố hoặc mẹ. Điều này sẽ do bố mẹ thỏa thuận trước hoặc theo tập quán của địa phương đó được ghi khi đăng ký giấy khai sinh cho con.
Như vậy, có thể thấy nguyên quán và quê quán đều được hiểu là quê, là nguồn gốc của công dân đó. Tuy nhiên, hai khái niệm này không giống nhau hoàn toàn.
Hiểu đơn giản, nguyên quán sẽ được xác định theo nguồn gốc, nơi sinh của ông bà. Còn quê quán sẽ được xác định theo nguồn gốc của bố mẹ. Như vậy, ý nghĩa của nguyên quán được xác định sâu hơn so với quê quán.
Còn căn cứ theo pháp lý, nguyên quán sẽ được bộ Công an sử dụng trong các loại giấy tờ về cư trú như Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy chuyển khẩu… Còn thông tin quê quán chỉ được bộ Tư pháp dùng trong giấy tờ khai sinh.

2. Phân biệt nguyên quán với nơi sinh

Như đã chia sẻ khi giải thích nguyên quán là gì, đây là khái niệm chỉ nơi sinh, nguồn gốc của ông bà. Trong khi đó, nơi sinh là nơi mà công dân đó được sinh ra, có thể là bệnh viện, trạm y tế… Nơi sinh sẽ được thể hiện rõ nhất trên giấy khai sinh của mỗi công dân.
Theo quy định của pháp luật, cách xác định và ghi thông tin nơi sinh như sau:
  • Nơi sinh của trẻ sẽ được xác định dựa theo thông tin giấy khai sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; với trường hợp không có giấy khai sinh thì nơi sinh sẽ được xác định theo giấy tờ chứng sinh.
  • Đối với trường hợp trẻ sinh tại các cơ sở y tế thì cần ghi rõ thông tin cơ sở y tế, tên đơn vị hành cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh của cơ sở y tế đó; với trường hợp trẻ sinh ở ngoài cơ sở y tế thì phải ghi đầy đủ và rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh nơi trẻ sinh ra.
  • Trường hợp trẻ sinh ở nước ngoài thì thông tin nơi sinh sẽ được ghi theo tên thành phố, quốc gia đó; trường hợp trẻ sinh ra tại quốc gia liên bang thì nơi sinh sẽ ghi đầy đủ tên thành phố, tiểu bang và quốc gia đó.

III. Cách ghi nguyên quán trong các loại giấy tờ

Hướng dẫn cách kê khai thông tin nguyên quán, quê quán
Bộ Công an đã có những quy định rất cụ thể về việc ghi thông tin nguyên quán trong các loại giấy tờ đăng ký cơ trú. Thế nhưng, do không hiểu chính xác nguyên quán là gì nên nhiều người vẫn thường ghi sai và có sự nhầm lẫn. Thông tin nguyên quán được hướng dẫn ghi như sau:
  • Ghi nguyên quán theo thông tin trên giấy khai sinh.
  • Trường hợp cá nhân không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục nguyên quan thì sẽ được ghi theo nguồn gốc của ông hoặc bà.
  • Trường hợp không xác định được nguồn gốc, xuất xứ của ông bà thì thông tin nguyên quán sẽ được ghi theo xuất xứ của bố mẹ. Lưu ý, địa danh hành chính cần phải ghi cụ thể cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh (nếu thông tin địa danh hành chính có sự thay đổi thì cần ghi theo tên địa danh hành chính hiện tại).
Tuy nhiên, kể từ ngày 1/7/2021, thông tin về nguyên quán đã được thay thế bằng quê quán. Mặc dù có sự thay đổi nguyên quán thành quê quán trên chứng minh thư, sổ hộ khẩu nhưng tất cả các loại giấy tờ cá nhân theo mẫu cũ có ghi thông tin nguyên quán vẫn có giá trị về mặt pháp lý (trường trường hợp chứng minh nhân dân đã hết hạn sử dụng) nên bạn vẫn được sử dụng bình thường trong các thủ tục hành chính hay các giao dịch.

IV. Xác định nguyên quán của con như thế nào?

Như đã chia sẻ ở trên, thông tin nguyên quán của trẻ sẽ được xác định dựa theo nơi sinh, nguồn gốc của ông bà nội hoặc ngoại. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, trong các loại giấy tờ hiện nay, khái niệm nguyên quán không còn được sử dụng nữa mà thay vào đó là quê quán như trong giấy khai sinh.
Khác với nguyên quán, thông tin quê quán được xác định dựa theo nơi sinh, nguồn gốc của bố hoặc mẹ.
Như vậy, chúng tôi đã giải đáp chi tiết thắc mắc nguyên quán là gì, cũng như cách phân biệt với quê quán đơn giản nhất. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức giải đáp hấp dẫn khác nhé.